Câu chuyện trong văn hóa đại chúng Mary_Celeste

Những con tàu vô chủ rất thường thấy ở thế kỷ 19 và không phải hoàn toàn không được biết tới ở thế kỷ 20 (ví dụ chiếc SS San Demetrio) nhưng tác phẩm của Solly Flood và sau đó là của Arthur Conan Doyle đã tạo ra một huyền thoại về Mary Celeste. Năm 1884 Doyle xuất bản một câu chuyện có tựa đề "J. Habakuk Jephson's Statement", một phần của cuốn sách The Captain of the Polestar. Câu chuyện của Doyle dựa theo đúng sự kiện nguyên bản nhưng thêm nhiều chi tiết hư cấu và gọi chiếc tàu là Marie Céleste. Đa số những chi tiết hư cấu, và cả cái tên không chính xác, đã trở thành gần như sự thực trong văn hóa đại chúng về vụ việc, và thậm chí còn được nhiều tờ báo coi là sự thật. Chúng miêu tả những tách trà vẫn còn ấm và bữa sáng đang được chuẩn bị khi con tàu được phát hiện; các chi tiết này đều xuất phát từ câu chuyện của Doyle. Thực tế, lần cuối cùng nhật ký hàng hải trên tàu được ghi đã từ mười một ngày trước khi nó được phát hiện.

Câu chuyện hư cấu đã được chuyển thể thành một bộ phim Anh sản xuất năm 1935 với tên gọi The Mystery of the Marie Celeste (cũng được gọi là Phantom Ship), với diễn viên Bela Lugosi.

Ngày 27 tháng 12 năm 1955 chương trình radio Suspense đã đưa ra một lời tường thuật hư cấu về sự mất tích bí hiểm, theo đó thủy thủ đoàn đã rời tàu khi họ cập bờ tại một doi cát ở cửa một con sông châu Phi.

Cuốn sách năm 1956, The Wreck of the Mary Deare, của Hammond Innes, cũng lấy cảm hứng từ câu chuyện tàu Mary Celeste.

Nhiều tập trong loạt phim truyền hình Star Trek đã dùng lại câu chuyện tàu Mary Celeste về một con tàu được tìm thấy mà không có bất kỳ người nào trên boong.

Tập The Chase (1965) thuộc loạt phim Doctor Who cho rằng khi những Dalek, vốn có khả năng đi xuyên thời gian, xuất hiện, các thủy thủ đã hoảng sợ tới mức phải nhảy ra khỏi tàu.

Năm 1973, tác giả viễn tưởng khoa học Philip José Farmer đã viết một tiểu thuyết, The Other Log Of Phileas Fogg, trong đó hai nhân vật nổi tiếng nhất của Jules Verne là Phileas FoggCaptain Nemo đã chiến đấu với nhau trong một cảnh trên boong tàu Mary Celeste.

Truyện The Langoliers trong tập Four Past Midnight của Stephen King cũng đề cập tới tàu Mary Celeste.

Al Stewart, trong bài hát "Life in Dark Water" thuộc album Time Passages, có đề cập tới Marie Celeste, có lẽ để ngụ ý rằng một con tàu khác (tàu ngầm) cũng đã bị rời bỏ.

Bộ phim kinh dị năm 1990, làm lại theo phim Night of the Living Dead, một tấm biển ngoài cánh cửa trước của ngôi nhà trang trại viết "M. Celeste." Đạo diễn Tom Savini nói trong phần bình luận DVD rằng đây ám chỉ Mary Celeste. Các chi tiết khác, gồm cả các cảnh khói vẫn đang bốc lên từ điếu thuốc trong gạt tàn và thức ăn vẫn đang được nấu trên bếp, nhưng tất cả mọi người đã biến mất.

Một tập năm 1996 của loạt phim The Real Adventures of Jonny Quest với tựa đề "In the Wake of the Mary Celeste" cũng đề cập tới con tàu.

Bài hát "Sinking", từ album La Peste 2000 Alabama 3 nói về một con tàu bị bỏ rơi ngoài biển sau khi thuyền trưởng tàu chết vì dùng thuốc quá liều. Trong bài hát, những lời cuối của thuyền trưởng là: Cẩn thận, đừng nhìn vào Mary Celeste, this quest of ours is cursed.

Tựa của Nurse With Wound's 2003 album Salt Marie Celeste cũng ám chỉ tới Mary Celeste.

Trong truyện ngắn And I Only Am Escaped to Tell Thee của Roger Zelazny, một thủy thủ đã thoát khỏi con tàu Flying Dutchman bị nguyền rủa để rồi lại được Mary Celeste cứu lên.

Dean Koontz viết cuốn sách, Phantoms giải thích sự biến mất đồng loạt của mọi người tương tự Mary Celeste. Trong cuốn sách ‘Kẻ thù Cũ’ là nguyên nhân. Nó sống dưới đáy biển và chủ yếu ăn sinh vật biển, mỗi lần gặp một con tàu nó ăn thịt toàn bộ thủy thủ và hành khách trên boong.

Trong Babylon 5 một con tàu chở hàng tên gọi Marie Celeste được nhắc đến trong phần âm thanh nền. Đặc biệt, đó là con tàu chở Thomas (aka Jinxo) đi trong phần Grail.

Mary Celeste xuất hiện trong Vampire Hunter D: Raiser of Gales của Hideyuki Kikuchi. D trốn khỏi một nhà tù đa chiều, gây ra sự xé rách chuỗi liên tục không thời gian. Điều này khiến nhiều người biến mất khỏi lịch sử trước khi chuỗi không thời gian hồi phục, thủy thủ đoàn Mary Celeste trong số này.

Bộ phim năm 2002 Ghost Ship có một đoạn kể dài lê thê và không chính xác về Mary Celeste.

Tiểu thuyết năm 1973 của Thomas Pynchon, "Gravity's Rainbow", có đề cập một đoạn ngắn tới Mary-Celeste--dù viết là Marie-Celeste--so sánh nó với các đường hầm Mittelwerke: "Dù được tìm thấy trong tình trạng trôi dạt và ghê rợn, nhiều dấu hiệu cho thấy con người vừa có mặt tại đó, đây không phải là con tàu huyền thoại Marie-Celeste--nó không thể ngăn nắp như vậy..."